Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải nắm chắc thị trường mục tiêu của mình là gì và có những chiến lược phù hợp để phát triển nó một cách hiệu quả và tốt nhất. Để thu về lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn, doanh nghiệp cần phân khúc những khách hàng theo nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi của họ,... gọi là thị trường mục tiêu và hướng tất cả hoặc hầu hết các nỗ lực tiếp thị của bạn đến phân khúc có lợi nhất. Việc không xác định được thị trường mục tiêu hoàn toàn có thể dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nghiêm trọng.
Vậy thị trường mục tiêu là gì và đâu là những chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp hiệu quả nhất? Hãy cùng Task24h tìm hiểu những vấn đề này nhé.
Đây là khái niệm không còn xa lạ trong giới kinh doanh và những người làm marketing nhưng không phải ai cũng có thể trả lời một cách chính xác. Thị trường mục tiêu hay Target Market là phân khúc chứa một tỉ lệ lớn khách hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm dịch vụ và hướng đi riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành những chiến lược để thu hút và đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng thuộc đoạn thị trường này để kích thích mua hàng, chuyển họ thành những khách hàng trung thành và mang lại doanh thu cho công ty/doanh nghiệp.
Hãy hiểu theo một khía cạnh khác, thị trường mục tiêu chính là một nhóm người tiêu dùng có khả năng cao mua sắm sản phẩm được doanh nghiệp hướng đến, nỗ lực tập trung tiếp thị với mục tiêu rõ ràng. Thông thường nhóm người tiêu dùng tiềm năng sẽ khác với những người tiêu dùng thông thường khác dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, kiểu hành vi và đặc điểm lối sống. Thay vì lãng phí các nguồn lực và thời gian vào số đông mang tính chất đại trà, các doanh nghiệp sẽ dành tổng lực cho thị trường mục tiêu hay chính là đối tượng khách hàng tiềm năng.
Điểm khác biệt giữa thị trường mục tiêu và thị trường sẽ nằm ở tính chất đối tượng khách hàng và quy mô.
- Đối với thị trường: Bao gồm tất cả khách hàng trên thị trường tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Nó liên quan đến mọi yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu mua sắm, sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện các hành vi chuyển đổi. Như vậy, phạm vị của thị trường là rất lớn hay chính xác hơn là bao gồm tất cả.
- Đối với thị trường mục tiêu: Chỉ bao gồm một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, đây chính là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng với khả năng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cao. Hay có thể nói thì thị trường mục tiêu chính là một phần nằm trong thị trường với quy mô nhỏ hơn, mang tính tập trung hơn.
Có thể nói rằng thị trường mục tiêu là mảnh ghép quan trọng trong việc định hướng kế hoạch phát triển của công ty, doanh nghiệp về mặt lâu dài. Khi một thị trường mục tiêu được xác định rõ ràng, người chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những nhận định và chiến lược hiệu quả. Vậy làm thế nào để có thể xác định được thị trường mục tiêu một cách chính xác nhất? Sau đây là các bước mà bạn nên đảm bảo khi tiến hành việc nghiên cứu này.
Đây là chiến lược mà các doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách giống nhau Thông thường, chiến lược này được áp dụng ở những thị trường độc quyền, hay thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh.
Do sự thay đổi của thị trường, đến nay chiến lược bao phủ chung cũng đang dần trở nên ít phổ biến hơn bởi hướng đi của chiến lược này không mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang cung ứng sản phẩm, dịch vụ có ít đối thủ cạnh tranh, độc quyền đương nhiên đấy vẫn là một chiến lược tiếp cận mục tiêu vô cùng hiệu quả.
Chiến lược bao phủ phân biệt là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng với sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt cho từng phân khúc. Chiến lược bao phủ phân biệt thường rất dễ bị nhầm lẫn với chiến lược bao phủ chung nên các bạn lưu ý nhé..
Chiến lược này sẽ phù hợp với những công ty, doanh nghiệp có các nguồn lực thực sự dồi dào và mục tiêu là nắm phần lớn thị phần trên thị trường.
Thay vì các thị trường có quy mô cao, chiến lược thị trường ngách sẽ tập trung vào các phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, chiến lược này lại mang đến doanh thu cực kỳ hấp dẫn. Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ, điển hình là các công ty khởi nghiệp. Để áp dụng được chiến lược tiếp cận mục tiêu này thì sản phẩm/dịch vụ của bạn phải mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Chiến lược mà trong đó doanh nghiệp hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Ngoài ra, chiến lược này cần đòi hỏi nguồn lực về tài chính không hề nhỏ.
Bởi vì phải tốn nhiều chi phí hơn cho mỗi người tiêu dùng mục tiêu, do việc tùy chỉnh nhiều quảng cáo để thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu đắt hơn so với việc tạo ra một vài quảng cáo nhắm vào đối tượng đại chúng. Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường – khách hàng mục tiêu trong chiến lược này lại đạt được hiệu quả rất cao, tạo ra ưu thế cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp.
Với thị trường ngày càng mở rộng, tạo ra những cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc kinh doanh giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau. Nên việc hiểu rõ cũng như xác định được thị trường mục tiêu sẽ được coi là yếu tố then chốt mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải hướng đến ngay từ đầu. Để từ thị trường mục tiêu đã được xác định rõ và chính xác chúng ta có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận cũng như ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Từ những thông tin trên của Task24h, chắc rằng bạn cũng đã hiểu hơn về thị trường mục tiêu cũng như cách để tiếp cận thị trường mục tiêu hiệu quả. Task24h chúc bạn thành công trong việc xác định thị trường mục tiêu của mình và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Task24h nhé.